Đệm chống loét có tác dụng chống loét như thế nào?
Những người bệnh phải nằm liệt giường không thể đi lại không chỉ cần chế độ chăm sóc sắc đặc biệt mà còn cần quan sát và chú ý đến các vết loét ngoài da có thể gây nên cho người bệnh khiến họ khó chịu và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe.
Loét là do vùng da ngoài liên tục bị tì đè, làm phát sinh một độ nóng ẩm nhất định tại một vùng da liên tục đặc biệt là vùng xương cụt, vùng mông, vùng cẳng chân, gót chân, vùng xương bả vai, xương cổ và vùng đầu. Vết loét hình thành trong 4 giai đoạn nhưng giai đoạn 1 thì người nhà không để ý lắm vì chỉ cần 2-3 tiếng bị tì đè liên tục sẽ sinh ra ngay vết loét.
Giai đoạn đầu : Vùng da bị đè, cọ sát không khô và thoáng sẽ phát sinh ra độ ẩm và nóng, phản ứng của cơ thể sẽ phát thoát nhiệt và sinh ra mồ hôi để chống lại cơn nóng. Điều này sẽ gây ra một số trên cơ thể bị cọ sát có hiện tượng là đỏ ửng, tím và sưng lên.
Giai đoan 2: Bắt đầu có hiện tượng hình thành các vết thương hở, nó bắt đầu sưng vùng da bị lở, tạo cơn bỏng rát, khó chịu và đau đớn cho người bệnh, nhưng thật sự họ không thể nói ra vì có thể một số người gia không biết mình tại sao bị rát và ngứa và họ không thể cử động để xê dịch mình nếu bệnh của họ là đột quỵ tai biến.
Giai đoạn 3: Các vết loét lan rộng, gây ương mủ, chảy nước dịch có mùi hôi đặc trưng. Đặc biệt là giai đoạn này da dễ bị nhiễm trùng hoại tử phần thịt, rất nguy hiểm.
Giai đoạn 4: Đây là thời kỳ nguy hiểm nhất của sự hình thành các vết thương hở và to, nó lan rộng xung quanh, ăn sâu vào tận xương, có nhiều mủ và dịch chảy liên tục. Cảm giác người bệnh rất khó chịu và đau đớn cùng cực. Người bệnh nằm liệt có thể bị nhiễm trùng máu gây ra khả năng tử vong rất cao.
Làm cách nào để ngăn ngừa hình thành vết loét:
– Chúng ta nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ thân thể người bệnh. Làm thoáng da và dùng một số bột chống ẩm xoa lên vùng thường xuyên bị đè, cọ sát nhiều của người bệnh.
– Nơi nằm của người bệnh thật sự thông thoáng và khô ráo, tránh ẩm mốc dễ tạo các vết loét cho người bệnh.
– Vết loét hình thành ở giai đoạn 1 là rất nhanh, do đó, chăm sóc bệnh nhân nằm liệt giường phải thường xuyên cách 2-3 tiếng lật người bệnh kiểm tra và đồng thời làm vệ sinh như lau khô mồi hôi, làm mát ngay vùng hay bị tì đè.
– Sử dụng gối kê nghiêng cho người bệnh nằm, đồng thời cũng phải thay đổi tư thế nằm thường xuyên cho người bệnh.
– Nên sử dụng nệm chống loét để lót cho bệnh nhân nằm, nệm chống loét có tác dụng rất lớn trong việc tạo sự thông thoáng vùng ra cọ sát, đồng thời giúp người chăm sóc đỡ phải thay đổi tư thế nằm của bệnh nhân hay làm khô vùng da ẩm ướt. Nệm hơi chống loét sử dụng máy bơm không khí thiên nhiên ngoài trời đưa vào nệm, đồng thời có chế độ van đảo 2 chiều giúp không khí lưu thông ở mặt nệm luôn ở mức 27-28 độ C. Điều này giúp ngăn ngừa các vết loét hình thành nhanh ở lưng người nằm liệt giường.Tuyệt đối tránh sử dụng nệm nước để lót cho bệnh nhân nằm.
Những điều cần ghi nhớ:
Khi có một người nằm liệt giường phải biết ngăn chặn xảy ra các viết loét:
– Vết loét hình thành sau 2-3 giờ cơ thể người liệt bị tì đè liên tục
– Loét hình thành qua 4 giai đoạn và dễ gây nhiễm trùng máu và tử vong cao.
– Vệ sinh cơ thể người bệnh khô ráo và dùng các loại bột ngăn ngừa ẩm xoa lên vùng lưng người bệnh.
– Nên kiểm tra và thay đổi tư thế người bệnh khoảng 2 tiếng một lần.
– Sử dụng nệm chống loét giúp ngăn ngừa các vết loét hình thành ở nơi tì đè.
– Nếu bị loét, nên mua miếng dán chống loét ion carbon bạc giúp các vết loét mau lành
Bài viết liên quan
Xem thêm
Xem thêm
Xem thêm