Kết quả nằm đệm/nệm chống loét Lucass LC5789 tại bệnh viện
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NẰM NỆM HƠI CHỐNG LOÉT LUCASS LC 5789 TRONG CHĂM SÓC BỆNH NHÂN NẶNG TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU BỆNH VIỆN QUÂN Y 121
Dương Văn Ghỉ
Bệnh viện Quân y 121
1. ĐẶT VẤN ĐỀ Loét là một tổn thương ở da do thiếu máu cục bộ gắn liền với sự chèn ép lâu dài của các mô mềm nằm giữa một mặt phẳng cứng và chổ lồi xương. Là biến chứng nặng, thường gặp trên những bệnh nhân nặng hôn mê, nằm điều trị kéo dài như: chấn thương cột sống liệt tủy, gãy cổ xương đùi, đa chấn thương, chấn thương sọ não, bệnh lí về não (u não, viêm não, đột quị não) và một số bệnh nội ngoại khoa nặng... Hiện nay đã có nhiều thuốc và các dụng cụ hỗ trợ để phòng ngừa và điều trị loét, tuy nhiên vẫn chưa có biện pháp nào tỏ ra có hiệu quả thật sự. Nằm nệm hơi chống loét đã được một số cơ sở y tế áp dụng. Hiện tại Nệm hơi chống loét LUCASS LC 5789 là loại nệm được nhiều cơ sở y tế sử dụng với ưu điểm: Nệm được cấu tạo gồm nhiều múi hơi khác nhau, khi bơm hoạt động thì múi hơi căng phồng lên theo hình lượn sóng, được luân chuyển liên tục từ múi hơi này sang múi hơi khác tạo cảm giác êm thoáng. Mỗi múi hơi có thể chạm vào từng phần của cơ thể sau mỗi 6 phút, chuyển động của múi hơi còn có tác dụng massage, kích thích tuần hoàn máu để ngăn ngừa sự xuất hiện của lở loét.
TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá khả năng chống loét của nệm LUCASS LC 5789 trên nhóm bệnh nhân nặng nằm điều trị tại khoa HSCC Bệnh viện quân y 121.
Đối tượng và phương pháp: mô tả, tiến cứu các bệnh nhân nặng phải nằm dài ngày có sử dụng nệm hơi chống loét LUCASS LC 5789 tại khoa hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Quân y 121.
Kết quả: Nghiên cứu 56 bệnh nhân nặng, nam (66,1%), nữ (33,9); trong đó bệnh nhân bị đột quị não và chấn thương sọ não chiếm tỉ lệ cao nhất (66%); 51/56 BN ( 91%) không có loét trong suốt quá trình nằm tại khoa; có 5/56 BN (9%) loét xuất hiện ở vùng cùng cụt từ giờ thứ 72 trở đi; trong đó loét chỉ ở giai đoạn 1 và 2
(đánh giá loét theo Cuddigan và Frantz - 1989)
Kết luận: Sử dụng nệm hơi chống loét LUCASS LC 5789 có thể hạn chế được biến chứng loét trên những bệnh nhân nặng phải nằm lâu.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả nằm nệm hơi chống loét trong chăm sóc bệnh nhân nặng tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Quân y 121” nhằm mục tiêu: Đánh giá khả năng chống loét của nệm LUCASS LC 5789 trên nhóm bệnh nhân nặng nằm điều trị tại khoa HSCC Bệnh viện quân y 121.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Gồm 56 BN có sử dụng nệm hơi chống loét LUCASS LC 5789
* Tiêu chuẩn chọn bệnh: Chọn vào nghiên cứu những bệnh nhân:
- Đồng ý tham gia vào nghiên cứu và thân nhân có khả năng tự mua nệm LUCASS LC 5789 ngay khi nhập viện
- Bệnh nhân bị chấn thương cột sống liệt tủy, gãy cổ xương đùi, đa chấn thương, chấn thương sọ não, bệnh lí về não (u não, viêm não, đột quị não) và một số bệnh nội, ngoại khoa nặng phải nằm dài ngày.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Không đồng ý tham gia vào nghiên cứu, không có khả năng mua nệm LUCASS LC 5789 ngay từ lúc vào viện.
- Đã có loét khi nhập viện.
2.2 Phương pháp nghiên cứu Tiến cứu, theo dõi dọc.
2.3 Tiêu chuẩn đánh giá Đánh giá loét theo Cuddigan và Frantz - 1989, gồm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Vùng đỏ ở da không biến mất do nhấn xuống. - Giai đoạn 2: Tổn thương lớp biểu bì hoặc bỏng nước.
- Giai đoạn 3: Lớp da bị hoại tử hoàn toàn.
- Giai đoạn 4: Lớp da bị hoại tử sâu hơn và lan rộng đến xương.
2.4 Phương pháp tiến hành: Tất cả bệnh nhân nặng vào điều trị tại khoa HSCC đều được tư vấn về bệnh, phương pháp chống loét, phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và cho BN nằm nệm hơi chống loét LUCASS LC 5789 ngay ngày đầu nhập viên. Bệnh nhân được đánh giá có tổn thương loét ở từng thời điểm và hướng dẫn phương pháp dự phòng loét:
- Hướng dẫn cho ĐDV và thân nhân BN phòng chống loét.
- Luôn giữ sạch sẽ BN và ga giường.
- Thay đổi tư thế BN 2 giờ/lần, chêm gối vùng đầu-vai-mông-gối-gót chân.
- Xoa bóp các vùng bị tỳ đè nhiều 10-15 phút/lần, 2-3 lần/ngày.
- Chăm sóc da luôn sạch và không ẩm ướt.
- Cung cấp đủ năng lượng cho BN (từ 1200-1500 kcal/ngày) 2.5 Phương pháp sử lý số liệu Các số liệu nghiên cứu được xử lý bằng các thuật toán thống kê trong y học và phần mềm SPSS version 16.0 3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm tuổi và giới
3.1. Tuổi của nhóm nghiên cứu
20 - 40: 19 chiếm 33,9%
41- 60: 23 chiếm 41,1%
>60: 14 chiếm 25%
3.1 Giới tính
Nam 37 chiếm 66,1 %
Nữ 19 chiếm 33,9%
3.2 Đặc điểm bệnh lý
Chấn thương sọ não 18 người, chiếm 32,1%
Đa chấn thương 8 người,chiếm 14,3%
Đột quỵ não 19 người, chiếm 33,9%
Suy tim/ THA 3 người, chiếm 5,4%
Suy hô hấp/ VF/ ĐTĐ 7 người, chiếm 12,5%
Thấm mật phúc mạc/Viêm túi mật 1 người, chiếm 1,8%
4. BÀN LUẬN Qua nghiên cứu 56 bệnh nhân nặng điều trị tại khoa HSCC có sử dụng nệm hơi chống loét LUCASS LC 5789 cho thấy có 51 bệnh nhân không loét chiếm 91%. Có 3 bệnh nhân loét giai đoạn 1 chiếm 5,4% và 2 bệnh nhân loét giai đoạn 2 chiếm 3,6%.
Số bệnh nhân loét được chăm sóc thay băng, rửa vết loét bằng nước muối sinh lý, dung dịch betadin 10% pha loãng, đắp gạc tẩm Biafin 2 lần/ ngày; cho bệnh nhân nằm nghiêng. Sau 5-10 ngày vết loét phục hồi tốt.
Chúng tôi nhận thấy nệm hơi trong phòng và chống loét rất tốt, số bệnh nhân bị loét không nhiều, loét chủ yếu ở giai đoạn 1-2 và được chăm sóc phục hồi tốt, bệnh nhân ra viện không có biến chứng. Góp phần hạn chế biến chứng, rút ngắn thời gian nằm viện và chi phí cho người bệnh.
Để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nhân nặng phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa bác sỹ và điều dưỡng trong chăm sóc. Người điều dưỡng cần trang bị những kiến thức cần thiết về chăm sóc bệnh nhân nặng.
5. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy việc sử dụng nệm hơi chống loét LUCASS LC 5789 trong chăm sóc BN nặng là phương pháp chống loét hiệu quả. Trong 56 bệnh nhân nghiên cứu có 3 bệnh nhân loét giai đoạn 1 chiếm 5,4%, 2 bệnh nhân loét giai đoạn 2 chiếm 3,6%, không loét là 51 bệnh nhân chiếm 91%. Thời gian xuất hiện loét ở 2 giai đoạn khoảng 72 giờ sau nhập viện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế, Quy trình kỹ thuật điều dưỡng, NXBYH-Hà Nội (2003).
2. Vụ khoa học và Đào tạo, Điều dưỡng Ngoại khoa Tập II - Loét do đè ép, NXBYH-Hà Nội (2003).
3. Quy trình dự phòng, chăm sóc và điều trị mảng mục, Thông tin Điều dưỡng. Số 19, tháng 01-2004.
4. Điều dưỡng cơ bản. Tập II năm 2003 Bộ Y tế.
Bài viết liên quan
Xem thêm
Xem thêm
Xem thêm