Nên dùng nạng nách, khung tập đi hay gậy cho người già, người khuyết tật, người phục hồi chức năng
Hỏi: Tôi cần mua gậy, nạng nách hoặc khung tập đi cho người già phục hồi chức năng. Xin cửa hàng tư vấn cho tôi nên chọn mua gậy, nạng nách hay khung tập đi ? và hướng dẫn tôi cách sử dụng gậy, nạng nách, khung tập đi thế nào cho đúng
ytehaoanh.vn xin trả lời như sau: Tùy theo tình trạng sức khỏe của người bệnh phục hồi chức năng, người già, người khuyết tật để có thể chọn mua nạng (nạng nách hoặc nạng khuỷu) hay gậy chống 3 chân, 4 chân hoặc khung tập đi. Nếu người sử dụng có tay khỏe và giữ thăng bằng tốt, tổn thương nhẹ ở chân thì dùng gậy. Nếu người già, người phục hồi chức năng, người khuyết tật có 1 -2 chân yếu, giữ thăng bằng kém hơn thì sử dụng nạng hoặc khung tập đi
1.Hướng dẫn sử dụng gậy tập đi, gậy chống cho người già: Cầm gậy phía chân khỏe/ chân lành. Bước chân yếu lên cùng gậy sau đó bước chân khỏe lên
Nếu sử dụng 2 gậy thì dùng giống nạng như hướng dẫn dưới đây:
2. Hướng dẫn sử dụng nạng nách/nạng khuỷu cho người bệnh phục hồi chức năng:
Tùy theo tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ chỉ định nên sử dụng nạng 2, 3 hay 4 điểm
- Cách sử dụng nạng 2 điểm (1 nạng và 1 chân): đưa 1 chân và 1 nạng bên đối diện lên cùng 1 lúc
- Cách sử dụng nạng 3 điểm (dùng 2 nạng và 1 chân): Đưa 2 nạng lên trước 1 khoảng cách bằng 1 bước chân sau đó bước chân lành lên trước 2 nạng bằng khoảng cách 1 bước chân. Chân bị thương/chân yếu không chạm đất. Lực của thân đặt lên 2 nạng và 1 chân lành
- Cách sử dụng nạng 4 điểm (dùng 2 nạng và 2 chân): người bệnh đứng thẳng, 2 chân chạm đất, chân yếu chạm đất nhiều hay ít tùy tình trạng bệnh. Lực của toàn thân lúc này đè lên 2 nạng, chân lành và 1 phần chân yếu. Khi di chuyển, 2 nạng và chân yếu di chuyển lên 1 bước, sau đó bước chân lành lên ngang với chân bệnh.
Khi đã tập tốt, người bệnh dần dần tập bước chân lành lên qua chân bệnh 1 bước chân, tiến tới đi như người bình thường
3. Hướng dẫn sử dụng gậy/ nạng khi lên xuống cầu thang
- Cách sử dụng gậy/ nạng khi lên cầu thang: chân lành bước lên đầu tiên - sau đó là chân bệnh - cuối cùng là gậy/ nạng
- Cách sử dụng gậy/ nạng khi xuống cầu thang: gậy/ nạng đi đầu tiên - sau đó là chân bệnh - cuối cùng là chân lành
4. Hướng dẫn sử dụng khung tập đi cho người già, người phục hồi chức năng:
- Đặt khung tập đi lên phía trước, người ở phía sau, cách khung 1 bước chân. Dùng 2 tay nắm vào 2 bên thành khung , từ từ bước đi vào phía bên trong khung. Khi bước, dùng gót chân chạm đất trước, sau đó đến bàn chân và cuối cùng là các ngón chân, nâng các ngón chân lên. Hiện nay, khung tập đi được trang bị bánh xe phía trước, giúp người sử dụng đẩy khung tập đi rất nhẹ, 2 chân khung phía sau không có bánh xe nên không sợ trơn trượt
- Để ngồi xuống khi đang sử dụng khung tập đi: Dịch người ra phía sau, khi nào chân chạm ghế thì từ từ ngồi xuống
- Đứng lên bám vào khung tập đi khi đang ngồi: Hai tay bám vào 2 thành khung, dùng lực bám của 2 tay và chân lành để đẩy người đứng lên. Nên chọn khung tập đi có chỗ bám bằng nhựa/ cao su/silicon mềm, tránh bị trơn trượt tay
- Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, không sử dụng khung tập đi khi lên xuống cầu thang
Bài viết liên quan
Xem thêm
Xem thêm
Xem thêm